ĐẾN HUẾ THAM QUAN NHỮNG GÌ ? CHƠI Ở ĐÂU?
Trung tâm TP Huế là nơi tập trung nhiều điểm tham quan nhất và cũng là nơi có nhiều nhà hàng, khách sạn thuận lợi cho nhu cầu của khách đi du lịch Huế. Quý khách có thể lựa chọn những khách sạn ở trung tâm TP.Huế với chi phí không quá cao với khách sạn 3 sao chỉ từ 500.000 vnđ/ đêm/ phòng. Hãy nghỉ ngơi và tận hưởng không khí xứ Huế khác xa với trí tưởng tượng của bạn. Huế về đêm không còn trầm mặc và nhẹ nhàng mà khoác trên mình một chiếc áo mới trẻ trung và năng động. Các bạn hãy tự trải nghiệm nó nhé.
ĐẠI NỘI – KINH THÀNH HUẾ
Nhắc đến Huế, dĩ nhiên là phải nhắc đến triều đại nhà Nguyễn và những đóng góp về nhiều mặt trong đó có cả văn hóa xứ Huế. Một triều đại gần 150 năm và cũng là triều đại phong kiến cuối cùng của nước ta. Sau gần 150 năm, trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, những công trình lịch sử tuy đã bị tàn phá khá nhiều bởi chiến tranh nhưng vẫn còn đó nét rêu phong cổ kính pha lẫn uy nghi của một triều đại.
Để tham quan hết Đại Nội quý du khách phải mất ít nhất 1 buổi mới khám phá hết được đại nội với tour Huế 1 ngày từ Đà Nẵng: Cửa Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Cung Diên Thọ, Thái Bình Lâu, Thế Miếu,…
BẢO TÀNG CỔ VẬT CUNG ĐÌNH HUẾ
Bảo tàng cổ vật cung đình Huế là một viện bảo tàng trực thuộc sự quản lý của trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Tòa Nhà chính của Bảo tàng là Điện Long An (là một Bảo tàng mini với 128 cây cột gỗ quý, trên các cột còn khắc tứ linh & 1000 bài thơ bằng chữ Hán. Không những thế trong Bảo tàng còn có các khu trưng bày với hàng trăm cổ vật từng là vật dụng của vua chúa nhà Nguyễn từ xưa đến nay.
PHU VĂN LÂU
Là một tòa lầu nằm bên ngoài hoàng thành Huế – bên cạnh dòng sông Hương thơ mộng. Phu Văn Lâu từng được xây dựng như một tòa lầu trưng bày văn thư của triều đình, những chỉ dụ và các thông báo kết quả thi.
Phu Văn Lâu còn được vua Minh Mạng dùng làm nơi để Voi và Hổ thi đấu với nhau hay là nơi thiết đãi yến tiệc mừng sinh nhật mình trong 3 ngày. Phu Văn Lâu từ lâu đã được in trên tờ tiền 50.000 Vnđ.
CHÙA THIÊN MỤ
Chùa Thiên Mụ hay Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương. Chùa Thiên Mụ được lập năm 1601 và được xem là một trong những ngôi chùa cổ kính nhất tại Huế. Đến Huế chắc hẳn ai cũng phải 1 lần nghe tới 2 câu thơ:
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng Chuông Thiên Mụ, Canh gà Thọ Xương”.
ĐÀN NAM GIAO
Nếu nói Đàn Nam Giao là một tế đàn cầu mưa thì cũng có thể coi Nam Giao như một “công viên” với hàng thông xanh mướt. Cảnh vật như đang ở Đà Lạt của miền Trung vậy. Từ sau 1945 thì tế đàn Nam Giao không còn được dùng để tế đàn nữa và dần trở nên hoang phí. Đến mãi tới Festival Huế 2004 thì lần đầu tiên sau 60 năm vắng bóng người qua thì Đàn Nam Giao lại được tái tạo và trở thành một điểm tham quan thú vị thu hút khách du lịch.
ĐIỆN HÒN CHÉN
Có rất nhiều câu chuyện xoay quanh điện Hòn Chén, và đây cũng là một nơi đặc biệt bởi được kết hợp văn hóa của người Chăm Pa và văn hóa dân tộc Kinh.
Điển hình là hình tượng nữ thần PoNagar được Việt hóa thành Thánh Mẫu Thiên Y Ana. Lễ hội Điện Hòn Chén thường được tổ chức vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch. Chủ yếu người dân tới đây là những gia đình theo giáo phái Thiên Tiên thanh giáo và nhiều người theo đạo thờ mẹ, đạo hiếu, đạo làm người cũng tới như một lễ hội chứ không còn là một lễ tế thần nữa.
CUNG AN ĐỊNH (AN CỰU)
Tọa lạc bên bờ sông An Cựu, cung An Định chính là cung điện riêng của vua Khải Định từ khi còn là thái tử đến khi làm vua, sau được Vĩnh Thụy ( Bảo Đại) thừa kế và sống ở đó.
Cung An Định là một trong những cung điện cuối cùng được xây dựng và có sự kết nối giữa văn hóa Pháp và Việt Nam tạo nên một lối kiến trúc y hệt như những tòa nhà Pháp những năm đầu thế kỉ 20.
CÁC LĂNG TẨM VUA
1. Lăng Gia Long (uy nghi và bề thế)
Lăng Gia Long còn được gọi là lăng Thiên Thọ được xây dựng từ năm 1814 đến năm 1820 nằm ở khu vực núi Thiên Thọ thuộc xã Hương Thọ – Hương Trà – Thừa Thiên Huế. Đây là nơi yên nghỉ của vị vua đầu tiên trong số 13 vị vua triều Nguyễn.
Với tổng chu vi hơn 11 nghìn mét. Trước có núi Đại Thiên Thọ làm tiền án, mỗi bên lại có 14 ngọn núi nhỏ chầu vào như thế “tả thanh long” và “ hữu bạch hổ” tạo nên sự uy nghi và bề thế của vị vua đầu tiên của triều đại nhà Nguyễn.
2. Lăng Minh Mạng (thâm nghiêm và lãng mạn)
Quả không ngoa khi nói vua Minh Mạng là một người thâm nghiêm, cách thiết kế và bố trí của Hiếu Lăng như một Kinh Thành thứ 2 với đường trung đạo và hồ Trừng Minh như để minh chứng rằng Minh Mạng cũng sánh ngang với Bắc quốc chứ không phải một nhược tiểu bé nhỏ.
3. Lăng Thiệu Trị (thanh thoát và trong xanh )
Là lăng có kiến trúc đơn giản nhất. Khi vua Thiệu Trị qua đời thì Tự Đức mới chọn đất xây lăng cho cha với kiến trúc kết hợp giữa 2 lăng Gia Long và Minh Mạng trong khung cảnh thanh bình của làng quê với cánh đồng, ruộng lúa và vườn trái cây quanh .
4. Lăng Tự Đức (thơ mộng và hiền hòa)
Khiêm Lăng được xây dựng trong 3 năm với gần 50 công trình trong lăng ở hai khu vực tẩm điện và lăng đều có chữ Khiêm (khiêm tốn, khiêm nhường).
Ngoài mục đích chôn cất mình khi qua đời thì vuaTự Đức xây dựng lăng như một công viên thơ mộng với hàng thông xanh ngát, có cả nơi cho vua uống trà, nhà hát, …
5. Lăng Dục Đức (giản đơn và khiêm tốn)
Lăng Dục Đức (An Lăng ) không chỉ là lăng mộ vua mà còn là như một lăng mộ chung cho những người trong dòng tộc “Đệ tứ chánh phái Nguyễn Phước tộc”. Đây là nơi an táng của 3 vị vua Dục Đức, Thành Thái và Duy Tân cùng 39 tẩm mộ của các ông hoàng bà chúa cùng 121 ngôi mộ đất của con cháu dòng họ Nguyễn Phước (nhánh của Dục Đức trong họ vua).
6. Lăng Đồng Khánh (hài hòa và thôn dã)
Lăng Đồng Khánh được xây dựng trong khoảng thời gian khá dài từ 1888 đến 1923 qua 4 đời vua mới hoàn thành. Mang lối kiến trúc và chịu sự ảnh hưởng của kiến trúc Tây Âu.
Như Điện Ngưng Hy là nơi bảo lưu bậc nhất nghệ thuật tranh sơn mài nổi tiếng của Việt Nam hài hòa cùng cửa kính nhiều màu. Kiến trúc lăng mộ gần như Âu hóa nhưng lại vẫn hòa hợp với phong cảnh thôn dã trong vùng chứ không quá.
7. Lăng Khải Định (Tinh xảo và kỳ công)
Là vị hoàng đế thứ 12 của triều Nguyễn. Có rất nhiều câu chuyện xoay quanh cuộc đời ông và việc xây Ứng Lăng cũng không ngoại lệ.
Tuy là lăng mộ có kích thước khiêm tốn nhưng độ tỉ mỉ, kỳ công và kinh phí lại ngốn nhiều hơn các lăng mộ khác gấp nhiều lần. Ứng Lăng được xây dựng trong thời gian 10 năm từ 1920 – 1930 và là công trình duy nhất có lối kiến trúc pha lẫn giữa Đông và Tây.
Đặc biệt, trong lăng Khải Định còn nổi tiếng với 3 bức họa “Cửu long ẩn vân” được trang trí sơn dầu trong gian giữa cung thiên định và bức tượng Khải Định với tỷ lệ 1:1 được xem là giống thật nhất của ông.
Kinh nghiệm du lịch cố đô Huế (phần 3)