Vietnam Explore cùng bạn về miền đất cố đô xưa để tham quan hai nhà thờ đẹp trên đất kinh thành Huế là nhà thờ Giáo xứ Phủ Cam và nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Nhà thờ Giáo xứ Phủ Cam (Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam)
Tọa lạc ở ngay trên đồi Phước Quả, thuộc phường Phước Vĩnh, thành phố Huế. Vào khoảng thế kỷ 17, đây vốn là nơi ở dành cho các con trai của chúa Nguyễn. Và rồi đến thời Nguyễn thì nơi đây vẫn tiếp tục là nơi được nhiều hoàng thân của triều Nguyễn lựa chọn để xây dựng phủ đệ.
Nhà thờ này được bắt đầu từ những năm 1682, qua nhiều lần thay đổi thì Giám mục Eugène Marie Allys cho xây dựng lại bề thế theo lối kiến trúc cổ điển phương Tây và được hoàn thành vào năm 1902 rất đặc trưng do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế.
Đây là một trong những ngôi nhà thờ lớn, nổi tiếng và lâu đời nhất tại xứ Huế. Mặc dù xây dựng mang kết cấu theo kỹ thuật hiện đại nhưng kiến trúc nhà thờ Phủ Cam vẫn mang những đường nét của một ngôi nhà thờ phương Tây. Mặt bằng xây dựng của nhà thờ mang hình dạng thánh giá, đầu hướng về phía Nam và đuôi hướng về phía Bắc. Và ngôi nhà thờ này được thổi vào theo triết lý phong thủy của phương Đông.
Điểm nhấn mạnh của nhà thờ này chính là phần mặt tiền với hai tháp chuông vươn thẳng lên trời xanh, như một cuốn Kinh Thánh mở ra và đồng thời cũng mang dáng dấp của một đầu rồng đang há miệng. Mặc dù được xây dựng với vật liệu đá thô, và cũng chính nhờ sự cân đối trong tỷ lệ này. Đường nét đó đã khiến phần mặt tiền của ngôi nhà thờ Phủ Cam vẫn toát lên nét vô cùng mềm mại và thanh thoát.
Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế (hay nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp)
Tiền thân là 1 nguyện đường nhỏ được tạo lập vào năm 1933, nằm trên đường Nguyễn Huệ, thành phố Huế. Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Huế được thành lập năm 1954 nên cần một nơi hành lễ cho các tu sĩ và giáo dân nên chỉ sau vài năm nhà thờ được khởi công xây dựng do kiến trúc sư Nguyễn Mỹ Lộc thiết kế. Tháng 8/ 1962, lễ khánh thành và cung hiến do sự chủ trì của Tổng giám mục Ngô Đình Thục.
Vị trí khá đặc biệt của nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế là nằm sau cung điện mùa hè An Định thời vua Khải Định, bên cạnh sông An Cựu. Nhà thờ tổng hòa trong thiết kế Đông – Tây kết hợp. Mặt bằng của nhà thờ thì mang kến trúc kiểu cổ điển chuẩn mực phương Tây, nhưng về đường nét lại ảnh hưởng kiến trúc Á Đông rõ nét. Đặt biệt phần mang nét kiến trúc của các chùa ở Việt Nam là tháp chuông hình bát giác và mái giật cấp.
Kích thước nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế rộng 38 m, dài 72 m, vòm cao và rộng với sự phối trí cột vách và phần vòm cao rộng mang dáng dấp Gothic, với rất nhiều của sổ, giúp ánh sáng luôn tràn ngập bên trong nhà thờ. Sự phối hợp giữa màu sắc của kính và những trang trí, ta có thể liên tưởng đến các công trình cung điện bên trong kinh thành Huế.
Đất cố đô vốn đã nổi tiếng du lịch Huế với những lăng tẩm và chùa chiền mang nét u hoài, cổ kính gắn với triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của nước ta. Nhưng ở nơi nào đó, nhà thờ ở Huế đã mang lại cho nơi này những “miền giáo đường” tĩnh lặng, xa xôi.